Khi phát hiện bé có biểu hiện bị chàm (hay còn gọi là chàm sữa, hoặc lác sữa), chắc hẳn rất nhiều ông bố, bà mẹ sẽ cảm thấy rất xót xa và nóng lòng muốn điều trị khỏi cho bé. Tùy vào mỗi gia đình lại lựa chọn một phương pháp khác nhau để chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, chúng tôi xin gợi ý tới các gia đình một số cách chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh khá an toàn và hiệu quả.
Các giai đoạn của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Trước tiên, muốn điều trị khỏi bệnh cho con, các gia đình cần phải nắm rõ được con mình đang bị chàm ở giai đoạn nào, mức độ nào, để lựa chọn cách chữa trị phù hợp.
Chàm sữa ở trẻ có thể được chia thành hai giai đoạn chính:
– Giai đoạn đầu khởi phát: Da bé xuất hiện hồng ban đỏ, mụn nước và rỉ dịch kèm theo. Một số bé còn có tình trạng vùng da này bị đóng vảy.
– Giai đoạn sau khởi phát: Ở giai đoạn này, vùng da bị viêm có thể lan từ 2 má lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, vùng da quanh mắt, mũi và miệng thì bé lại không bị. Nặng nhất là khi da bị viêm lên cả các vùng duỗi cánh tay, khuỷu tay, đầu gối và toàn thân.
Một số cách chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh
– Nếu bé bị chàm sữa ở giai đoạn đầu, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng pha với nước ấm tắm cho bé hàng ngày. Sau khi tắm xong dùng khăn mềm lau khô da bé, tiếp đến dùng kem dưỡng ẩm thoa lên vùng da bị bệnh để tránh tình trạng da bé bị khô, bong tróc.
– Khi bé bị chàm sữa nặng và có các biểu hiệu da khô nứt nẻ, chảy máu, chảy dịch… Hãy áp dụng 3 bước chính sau đây:
Bước đầu tiên: Rửa tay sạch và làm sạch vùng da bị viêm cho con.
Bất kể cha mẹ bôi thuốc cho con hay không, hãy đảm bảo rằng tay bạn phải được rửa sạch thường xuyên. Sau đó, bạn hãy lau sạch vùng da đang bị viêm với dung dịch nước muối sinh lí (NaCl 0.9%).
Bước 2: Bôi thuốc xanh Methylen hoặc Milian. Đây là 2 loại thuốc sát khuẩn khá lành tính, dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc. 1 trong 2 loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn nên rất phù hợp để bôi lên vùng da đang bị viêm.
XEM THÊM:
Bệnh chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Số lần bôi có thể dao động từ 1 đến 2 lần, tùy theo tình trạng da của con bị nứt nẻ và chảy nước vàng nhiều hay ít. Khi bạn thấy vùng da bị viêm không bị chảy máu hoặc chảy dịch vàng nữa, thì bạn nên ngừng bôi cho con. Bạn nên chấm một ít thuốc vào vùng da đang bị rỉ dịch.
Bước 3: Chữa sẹo
Chắc chắn, khi chàm sữa biến mất trên da, chúng đều có thể để lại “tàn tích”. Để chữa sẹo, bạn nên dùng củ nghệ tươi và giã lấy nước.
Sau đó, bạn nên lấy tăm pon chấm lên các vùng sẹo để da chóng lành. Bạn có thể kết hợp bôi tiếp tục bài thuốc gia truyền cho con cho đến khi da con quay trở lại trạng thái bình thường.
– Cách làm bài thuốc gia truyền
Bạn cần chuẩn bị: củ tỏi ta (2 củ), tỏi tép nhỏ, củ hành tím (3-4 củ), dầu dừa (50ml).
Đầu tiên, bạn băm hành và tỏi cho thật nhuyễn. Sau đó, bạn cho dầu dừa vào chảo nhỏ, bỏ cả hành tỏi vào và vặn nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Khi thấy hành tỏi khô và có màu nâu sậm (không cháy đen), bạn nên tắt bếp. Thời gian này nên được phi từ 15 đến 20 phút để tinh dầu tỏi và hành đều có thể tiết ra đủ.
Trên thực tế, cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh cũng vô cùng đơn giản khi bạn xác định đúng mức độ chàm sữa của con là nhẹ hay nặng. Sau đó, hãy bôi thuốc cho con từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và bệnh của con sẽ khỏi trong vòng 2 tuần.