Bệnh chàm sữa ở trẻ là một trong những bệnh lý có liên quan mật thiết đến dị ứng thực phẩm, đó là lý do, khi bé bị chàm sữa mẹ cần kiêng gì và nên ăn gì để bé mau khỏi và không tái phát chàm sữa
Sở dĩ thực phẩm mẹ ăn hàng ngày có thể gây ra chàm sữa hoặc khiến tình trạng chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn là bởi trẻ bị chàm sữa thường là những trẻ đang bú mẹ (từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi) nên khi mẹ ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao thì chúng sẽ truyền sang sữa mẹ và gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ. Do đó, một chế độ ăn khoa học, lành mạnh của người mẹ chính là yếu tố then chốt giúp việc kiểm soát và chữa trị chàm sữa dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Vậy bé bị chàm sữa mẹ cần kiêng gì và ăn gì để chữa chàm sữa đạt hiệu quả tốt nhất?
Bé bị chàm sữa mẹ cần kiêng ăn gì:
Liệt kê những loại thực phẩm các mẹ nên kiêng tuyệt đối trong giai đoạn bé bị chàm sữa để việc điều trị chàm sữa cho bé đạt hiệu quả cao nhất:
– Các chế phẩm từ sữa: Bao gồm sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua, pho mát, kem… là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. Đặc biệt sữa bò có đến hơn 20 chất có thể gây dị ứng. Vì vậy, để bé không bị chàm sữa kéo dài mẹ nên loại ngay những thực phẩm bổ dưỡng nhưng nguy hiểm này.
ĐỌC THÊM:
– Đậu nành: Trẻ sơ sinh khi bị dị ứng với protein sữa bò cũng có thể sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành. Mặc dù rất lành tính và giúp cung cấp một lượng lớn estrogen thảo dược cho phụ nữ đang cho con bú nhưng các mẹ không nên thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ, dầu thực vật) vì có thể khiến chàm sữa khó chữa và trầm trọng hơn.
– Trứng: Một quả trứng cỡ trung bình chứa khoảng 6-7 gram protein, thế nên mẹ bỉm cần hạn chế ăn trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) khi con bị bệnh chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Không chỉ nên tạm ngừng ăn trứng gà, ngay cả trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng và trứng vịt lộn mẹ cũng phải “nhịn mồng, nhịn miệng”.
– Lạc (đậu phộng): Dị ứng lạc hay đậu phộng là hiện tượng thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, thế nên để đảm bảo an toàn cho con mẹ cũng như hạn chế sự tái phát của chàm sữa mẹ và bé không nên ăn các món ăn từ lạc.
– Hải sản và thịt bò: Đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Chất đạm khi ăn vào sẽ được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Tuy acid amin không gây dị ứng nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid. Và các chuỗi peptid này chính là tác nhân gây dị ứng ở trẻ.
– Nội tạng động vật: Có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao nên dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa. Việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó phóng thích ra các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng ở trẻ. Bởi vậy, các mẹ cũng nên dè chừng các món ăn từ nội tạng động vật khi con bị chàm sữa nhé.
Bé bị chàm sữa mẹ nên ăn gì?:
Những thực phẩm không những phòng ngừa bệnh chàm sữa cho bé mà còn giúp mẹ điều trị chàm sữa cho bé nhanh hơn:
– Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ: Là những thực phẩm mẹ nên tăng cường ăn trong các thực đơn hàng ngày bởi đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng.
– Cá béo (cá mòi, cá hồi, cá thu): Một món ăn nữa cũng cần bổ sung trong thực đơn của mẹ khi con đang mắc chàm sữa đó là các loại cá béo. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp tăng ARA, một axít béo omega-3 giúp chống lại dị ứng rất tốt. Hơn nữa, cá béo còn giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega-3 và chất béo omega-6 trong cơ thể, từ đó sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.
– Tỏi: Chất chống oxy hóa trong tỏi giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng rất hiệu quả.
– Rau xanh: Các nghiên cứu cho thấy dầu rosmarinic được tìm thấy trong lá của các loại rau tươi có tác dụng chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng. Bởi vậy, mẹ bỉm nên tăng cường các món ăn từ rau xanh, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa an toàn cho con.
– Thực phẩm giàu magie: Hạt điều, hạnh nhân, tảo… là những thực phẩm chứa nhiều magie và có khả năng hoạt động như chất khoáng chống histamin và là thuốc giãn phế quản, đó là lý do tại sao mẹ nên tích cực thưởng thức nhóm đồ ăn này.
– Trái cây giàu vitamin C: Tăng cường tiêu thụ hoa quả giàu vitamin C như dâu tây, cam, dưa hấu, táo… có thể ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin. Hơn nữa, trái cây giàu vitamin C còn giúp chữa viêm do các gốc tự do gây ra rất hiệu quả.
Tổng hợp từ: Chàm sữa kiêng ăn gì và nên ăn gì để bé mau khỏi?