Trẻ bị chàm sữa ở mặt là biểu hiện rõ ràng nhất trong những tháng đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm. Các bà mẹ nên nhận biết sớm bệnh này để điều trị cho trẻ, tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị chàm sữa ở mặt thường có những biểu hiện sau đây:
Khi chạm vào da mặt của bé, các mẹ sẽ có cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da mặt bé thời điểm này rất khô và bị kéo căng, bị phá hủy, đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, gây ngứa. Do vậy, bé sẽ rất khó chịu và có hành động tự lấy tay gãi thường xuyên. Bé sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi. Do các đám mẩm đỏ gây ngứa nên khiến bé trằn trọc trong giấc ngủ, thậm chí có những bé sẽ quấy khóc và không ngủ ngon giấc, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bỏ ăn, chậm tăng cân và suy nhược cơ thể.
Điều trị chàm sữa ở mặt cho trẻ:
Việc điều trị chàm ở mặt cho trẻ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Trường hợp nhẹ: Nếu bé chỉ bị chàm nhẹ với một vài vùng đỏ và ngứa bạn chỉ nên dùng kem dưỡng da, kem hoặc thuốc mỡ làm mềm hoặc kết hợp với loại kem steroid nồng độ thấp.
Lưu ý: Kem steroid an toàn nếu dùng đúng cách. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh Eczema và lứa tuổi bác sĩ sẽ cho đúng độ mạnh, nhẹ của kem steroid. Tác dụng phụ chính của steroid là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì thế nên sử dụng nó trên vùng da bị bệnh, dùng 1-2 lần/ngày.
Quan trọng nhất là luôn giữ ẩm cho da trẻ, không để trẻ bị khô quá mức. Có rất nhiều chất giữ ẩm hoặc làm mềm da cho trẻ, bạn nên thử một vài loại kem để chọn ra loại kem tốt nhất cho bé.
– Trường hợp nặng: Trong trường hợp bé bị chàm eczema nặng, có thể cần phải dùng kem steroid mạnh. Và trường hợp trẻ bị nhiễm trùng sẽ cần dùng đến kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống thuốc kháng sinh nếu khu vực nhiễm trùng rộng. Nếu phải sử dụng kháng sinh, tốt nhất nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để việc điều trị chàm sữa diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Chữa chàm sữa ở trẻ bằng lá trầu không
Chăm sóc da cho trẻ bị chàm sữa ở mặt:
– Vệ sinh và tắm rửa: Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi. Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen quá lâu, nước không được quá nóng, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng tay khi tắm cho bé. Tốt nhất mẹ chỉ nên tắm, vệ sinh hàng ngày cho bé bằng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da từ thiên nhiên như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Sau khi tắm xong cần lau khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh. Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.
– Trong phòng bé: Các mẹ nên làm ẩm phòng của bé. Để phòng của bé thật thoáng khí, hạn chế để bé trong một căn phòng kín, chật chội.
Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…).
– Quần áo của bé: Sử dụng quần áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải
– Thực phẩm của bé: Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi. Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá.
>>> Xem thêm: Da mặt bé nổi mụn như rôm