Câu hỏi: Bé nhà em bị chàm sữa từ đợt 2 tháng tuổi. Em đã đưa bé đi khám mấy nơi nhưng bệnh cứ khỏi 1,2 ngày lại bị lại. Nhìn da mặt con lúc nào cũng rát đỏ, thật sự em xót xa vô cùng! Phải làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi? Xin chuyên gia tư vấn giúp em ạ!
(Nguyễn Ngọc Luyến (32 tuổi), Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội)
ĐỌC THÊM:
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Trả lời: Chàm (hay còn gọi là bệnh chàm sữa, lác sữa) là một bệnh viêm da cơ địa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường, chàm sữa sẽ dịu dần khi trẻ lớn lên nhưng cá biệt có nhiều trường hợp, dù đã 5,6 tuổi, bé vẫn bị chàm sữa nặng, tái đi tái lại nhiều lần.
Chàm sữa không nguy hại đến tính mạng nhưng khiến bé khó chịu, quấy khóc, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ bị chàm sữa lâu ngày còn khiến mẹ stress vì lo lắng và mệt mỏi khi con quấy khóc.
Nếu bé bị chàm mãi không khỏi áp dụng ngay 04 biện pháp sau:
1. Mẹ ngừng ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
Những loại thức ăn như: Cá, tôm, hải sản, ghẹ, thịt bò, trứng, trứng lộn, dầu ăn, mỡ động vật… được coi là những chất chứa kháng nguyên gây dị ứng khiến bệnh chàm sữa của trẻ khó điều trị và tái đi tái lại nhiều lần.
Trong giai đoạn điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ, mẹ cần ăn bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, thịt lợn nạc, thịt gà, … để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
Với những bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn. Còn đối với những bé có bổ sung thêm sữa công thức, mẹ cần xem lại sữa công thức con đang dùng có hợp với bé không? Nếu kiểm tra thấy nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ là do sức công thức, mẹ cần thay sữa cho bé ngay lập tức.
2. Giảm số lần bú mẹ
Nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, kiêng đồ tanh, dầu mỡ… bệnh chàm sữa của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tái đi tái lại nhiều lần, mẹ cần giảm số lần bú sữa của con. Rất có thể trong sữa mẹ chứa chất gì đó khiến bé bị dị ứng, từ đó khiến việc điều trị bệnh chàm sữa trở nên khó khăn hơn.
Lưu ý: Khi áp dụng biện pháp này, mẹ cần đảm bảo con vẫn đủ no (có thể uống thêm sữa công thức hoặc xin sữa mẹ), không ngắt sữa đột ngột vì bé đang trong giai đoạn sơ sinh, cần phải hết sức chú ý khi áp dụng biện pháp này. Để chắc chắn hơn, mẹ nên đi làm xét nghiệm sữa mẹ để tìm ra thành phần dị ứng gây bệnh chàm sữa cho con.
3. Thay đổi cách điều trị
Khi bé bị chàm sữa, mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm cũng giúp cho việc điều trị thuận lợi hơn.
Thông thường, các bác sĩ thường chủ yếu kê thuốc bôi cho trẻ. Nếu chàm sữa không khỏi, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung thêm thuống đường uống. Tuy nhiên, tùy tình trạng bệnh của bé, mọi biện pháp chữa trị phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý điều trị, tránh nguy cơ tiền mất tật mang.
Một trong những phương pháp trị chàm sữa cho trẻ đang được lòng nhiều mẹ bỉm sữa nhất hiện nay đó là vệ sinh, tắm cho còn hằng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da vô cùng hữu hiệu, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp điều trị nhanh chóng các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ chỉ sau 6-12 ngày sử dụng.
4. Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Nhà cửa, quần áo, sữa tắm, đồ dùng… cho bé phải đảm bảo sạch, không chứa chất kích ứng, khiến việc điều trị bệnh chàm sữa gặp khó khăn hơn.
Mẹ nên lựa quần áo cotton để dùng cho bé. Tránh mặc đồ len, hoặc vật liệu tổng hợp có thể tiếp xúc trực tiếp lên da của bé.