Bé bị lác sữa hay chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng rất thường gặp ở giai đoạn trẻ từ khi mới sinh đến 2 tuổi. Bệnh này ít gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn, ngủ không ngon giấc.
Dấu hiệu nhận biết bé bị lác sữa:
– Lác sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, cũng có thể bị sớm hơn, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tay chân. Khi mới xuất hiện, ban đầu là những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti, sau đó trở thành mụn nước nhỏ, hoặc mụn trắng, mụn đỏ, có thể gây nứt da, đóng mài và tróc vảy.
Lác sữa gây ngứa nên khi bị trẻ thường rất khó chịu, quấy khóc, bú kém. Đối với những trẻ lớn tầm từ 9 tháng tuổi trở lên, trẻ ngứa sẽ biết gãi hoặc cọ làm mụn nước vỡ ra, hoặc làm bong tróc da gây chảy máu.
Bệnh lác sữa (chàm sữa) có xu hướng bị thường gặp nhiều ở những trẻ có cơ địa dễ dị ứng và tác động bởi các yếu tố dị ứng bên ngoài: Khí hậu, thực phẩm (sữa, trứng, đậu nành…), các chất kích thích tại chỗ (quần áo, xà bông, chất tẩy rửa…) và các dị nguyên đường hô hấp (bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật…).
Cách chữa trị bệnh lác sữa cho trẻ
Lác sữa ở trẻ là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Đối với bệnh này, ngoài việc đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày, mẹ còn phải kết hợp với việc ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc sát khuẩn. Trường hợp nặng có thể phải đến bác sĩ để có hướng điều trị chính xác, tránh trường hợp để lại sẹo cho trẻ sau này.
Có thể tạm chia trẻ bị lác sữa thành 3 mức:
– Với trẻ bị lác sữa nhẹ, mụn đỏ chỉ nổi li ti hoặc tạo thành mảng da nổi ửng đỏ thì có thể không cần dùng thuốc bôi, chỉ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm bằng nước muối sinh lý giúp da giảm khô, giảm ngứa. Cho trẻ ở nơi khô, thoáng, sạch sẽ. Giữ không để trẻ cào, gãi hoặc cọ vào những vết lác sữa. Tránh tình trạng bị gây lở loét, chảy máu. Nếu điều trị đúng, triệu chứng lác sữa có thể hết dần sau 1-2 tuần.
– Với những trẻ da đã bị chảy nước, nứt nẻ, chảy máu… Khi vệ sinh cho con cần lau sạch vùng da với dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó dùng lọ thuốc Xanh Methylen hoặc lọ thuốc Milian có tác dụng sát trùng – diệt khuẩn (Hai loại thuốc này rất thông dụng, nhà thuốc nào cũng có bán) để thoa lên vùng da đang bị viêm, ngày 1-2 lần tùy theo tình trạng nứt nẻ, chảy nước vàng nhiều hay ít. Loại này an toàn, không có tác dụng phụ với trẻ. Bôi 2-3 ngày cho da nơi ấy khô mặt, không còn chảy máu hay nước vàng nữa thì ngưng. Không cần nên thoa quá nhiều, chỉ chấm vào tăm bông và thoa đúng chổ chỗ da đang bị chảy nước vàng.
Đọc thêm: Trị mụn sữa ở trẻ bằng phương pháp dân gian
Sau khi ngưng bôi thuốc, mẹ nên lấy củ nghệ tươi về giã lấy nước bôi lên da trẻ cho mau lành vết thương.
– Đối với trường hợp trẻ bị nhiều, lác sữa lan rộng, gây ngứa, chảy máu, chảy nước nhiều mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Đăng bởi: benhchamsua.com