Bệnh chàm hay còn gọi là eczema là một trong những bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Mọi người cần sớm nhận biết được các biểu hiện của bệnh chàm này để điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Biểu hiện của bệnh chàm qua 5 giai đoạn sau: (Trích từ: chàm sữa ở trẻ sơ sinh)
Bệnh chàm có sự thay đổi khác nhau thông qua từng giai đoạn của bệnh.
– Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ
Giai đoạn này có biểu hiện là vùng da thương tổn của người mắc bệnh xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa. Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
Trên làn da đỏ, mụn nước xuất hiện, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh. Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.
>>> Xem thêm: Bé bị lác sữa: dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
– Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước
Trong trường hợp người bệnh gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ. Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm là rất cao.
– Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn
Khi mụn nước vỡ da sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng. Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng từ 1 đến 3 ngày.
– Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da
Khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.
Song song với các dấu hiệu bệnh chàm trên thì ngứa cũng là triệu chứng của bệnh chàm. Tình trạng ngứa đeo bám người bệnh ngay từ đầu cho đến cuối giai đoạn. Sự ngứa ngáy, khó chịu này khiến bệnh nhân chỉ muốn gãi khiến vùng da tổn thương, dễ bị bội nhiễm nên thời gian điều trị lâu dài hơn. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và không giữ vệ sinh sạch sẽ, vùng da bị tổn thương có thể bị nhiễm trùng, gây nên bệnh viêm da mạn tính.
>>> Tìm hiểu thêm: Mẹ nào có con bị chàm sữa nặng đọc ngay bài này
Các thể lâm sàng của bệnh chàm da
Bệnh chàm có các thể lâm sàng khác nhau. Ở mỗi một thể bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau mà mọi người cần quan sát để nhận biết được chính xác, từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp:
– Chàm cấp: Với biểu hiện là nền da đỏ, phù, có mụn nước chứa dịch bên trong, các mụn nước này rất dễ vỡ.
– Chàm bán cấp: Nền da đỏ, bớt sưng phù và mụn nước sau khi bị vỡ dần khô lại tạo thành mảng có màu hơi vàng.
– Chàm mạn: Đây là giai đoạn bệnh chàm chuyển sang kéo dài dai dẳng, khó chữa khỏi với biểu hiện da mẩn đỏ và có vảy ngứa, thỉnh thoảng sẽ tiết dịch nhầy ra như nước.
– Chàm bội nhiễm: Giai đoạn này là giai đoạn bệnh chàm vô cùng khó chữa bởi nguyên nhân gây ra chàm bội nhiễm không phải từ dị ứng nữa mà do nhiễm các tạp khuẩn trong quá trình tiếp xúc hằng ngày. Biểu hiện của chàm bội nhiễm và những mụn nước mọc lấm tấm ở vùng da bị bệnh, thậm chí có cả mụn nước to chứa mủ, lở loét vô vùng nghiêm trọng.
– Chàm hóa: Chàm hóa là một thể của bệnh chàm do việc bôi thuốc không thích hợp gây nên tình trạng kích ứng cho da, ngoài những vết thương của bệnh cũ còn xuất hiện thêm những biểu hiện đặc trưng của bệnh chàm đó là mụn nước.