Warning: include(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include_once(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101

Warning: include_once(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101
Bé bị chàm sữa phải làm sao?
Home / Cơ chế bệnh học / Bé bị chàm sữa phải làm sao?

Bé bị chàm sữa phải làm sao?

Chàm sữa là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng viêm da mạn tính ở trẻ, không lây nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần. Khi bé bị chàm sữa phải làm sao để giúp bé nhanh khỏi và không bị khó chịu là câu hỏi luôn được các mẹ quan tâm hàng đầu.

Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được xác định chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở các bé có cơ địa dễ dị ứng.

Ngoài ra cha mẹ có bệnh hen suyễn, phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm thể tạng, con cũng sẽ dễ mắc bệnh. Với những bé bị chàm sữa, biểu hiện ban đầu thường là một vùng da nào đó của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mài và tróc vảy ở mặt, hai bên má, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi…

Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Bé bị chàm sữa phải làm sao?
Bé bị chàm sữa phải làm sao?

Khi Bé bị chàm sữa phải làm sao để giúp bé nhanh khỏi?

Để làm giảm những khó chịu và hậu quả của bệnh chàm sữa gây ra cho trẻ, các mẹ cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý như: Cắt móng tay bé thường xuyên để hạn chế bé dùng tay gãi, gây tổn thương da. Dùng xà bông tắm dịu nhẹ với da trẻ, không được tắm quá 10 phút và nước quá nóng. Dùng khăn bông lau nhẹ nhàng. Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm cho bé.

Có nhiều bài thuốc trong dân gian để chữa trị bệnh chàm sữa cho trẻ như: dùng dầu dừa, dùng lá trầu không, dùng lá sim, lá ổi hay lá chè xanh, hoặc các mẹ có thể dùng khoai tây để chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ.

Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian trên có tác dụng chậm, nên đòi hỏi các mẹ cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài và nó chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh chứ không thể trị được tận gốc căn bệnh.

Chính vì vậy, khi trẻ bị chàm sữa, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

>>> Xem thêm: Bệnh chàm sữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Làm thế nào để tránh bệnh chàm sữa tái phát ?

Vệ sinh sạch sẽ, kiêng cữ để chàm sữa ở trẻ không tái phát
Vệ sinh sạch sẽ, kiêng cữ để chàm sữa ở trẻ không tái phát – Bé bị chàm sữa phải làm sao

Để bệnh chàm sữa tránh tái phát, các mẹ nên lưu ý thực hiện những điều sau:

– Các mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm da hằng ngày cho bé. Đặc biệt là sau khi tắm.

– Mặc cho bé những quần áo làm từ vải sợi bông hoặc vải mịn. Tránh những loại vải xù xì, gây ngứa và những quần áo chật chội, bó sát.

– Sử dụng găng tay cao su có lớp lót bằng vải sợi bông.

– Tắm, vệ sinh cho bé hàng ngày bằng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.

– Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nên vỗ nước nhẹ nhàng và không chà xát da của bé. Lau khô da bé bằng khăn tắm mềm.

– Hãy tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và các hoạt động gây tiết mồ hôi ở bé.

– Thông gió trong nhà càng thường xuyên càng tốt.

– Tránh những chú gấu nhồi bông vì chúng có thể là nơi ẩn nấp của lũ mạt nhà.

– Đưa trẻ đi khám bệnh da liễu định kì hàng tháng.

About admin