Bệnh chàm khô hay còn gọi là á sừng, là một dạng viêm da với các triệu chứng da nứt nẻ, khô ráp, bong tróc cứ lần lượt hết lớp này đến lớp khác. Cũng giống như nhiều thể chàm khác, chàm khô cũng gây ngứa ngáy, khó chịu. Chàm khô có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể như: chân, tay, mặt, bụng, lưng…
Nguyên nhân của bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô là căn bệnh rất dễ xảy ra vào mùa lạnh, vì lúc này thời tiết thường hanh khô làm cho da bạn bị ngứa rát, khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên, dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây bệnh mà chúng ta cần phải lưu ý:
– Do sự rối loạn của một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể như rối loạn nội tiết, thần kinh, nội tạng. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh chàm khô.
– Sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị thay đổi và nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết như thời tiết hanh khô khiến làn da bạn bị thiếu độ ẩm nên dễ mắc bệnh chàm khô.
– Do cơ thể mắc phải một số chứng bệnh ngoài da khác như nấm ngứa, ghẻ lở gây ngứa ngáy. Từ đó người bệnh dùng tay gãi làm trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh chàm khô.
– Làn da bị dị ứng với các loại mỹ phẩm, kem phấn do chị em thường xuyên làm đẹp. Ngoài ra, có thể bị dị ứng bởi một số thức ăn có tính kích thích cao như hải sản, ba ba, nhộng tằm, thức ăn lên men.
– Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều khói bụi, chất độc hại. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh.
TÌM HIỂU THÊM:
Chăm sóc người bệnh chàm khô như thế nào?
>>> Xem thêm: Bé sơ sinh bị chàm khô có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh chàm khô, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng Tây y, Đông y hoặc kết hợp cả hai. Tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà việc dùng thuốc khác nhau. Ngoài chữa trị thì việc chăm sóc người bệnh cũng cần chú ý một số điểm sau:
– Hạn chế tắm nước nóng và tắm với xà phòng. Một số loại xà phòng hiện nay chứa nhiều hóa chất gây ảnh hưởng không tốt cho da.
– Không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa như dầu gội đầu, nước rửa chén, hóa chất. Nếu vì đặc thù công việc phải tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa thì bệnh nhân nên sử dụng găng tay y tế thay vì găng tay cao su để vi khuẩn, hóa chất không có cơ hội bám vào da mình.
– Không ăn các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng như cá biển, tôm cua, trứng…Không dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu… Tốt hơn hết bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Hạn chế cào, gãi khi ngứa thay vào đó nên dùng thuốc bôi giảm ngứa tại chỗ.
– Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị vì điều này rất nguy hiểm. Có thể xảy ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đơn thuốc bác sĩ kê.