Warning: include(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include_once(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101

Warning: include_once(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101
Một số điều nên biết về bệnh chàm da
Home / Cơ chế bệnh học / Một số điều nên biết về bệnh chàm da

Một số điều nên biết về bệnh chàm da

Chàm da là một loại bệnh ngoài da, khiến người bệnh mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Chàm da thường xảy ra tại nhiều vị trí trên cơ thể như: đầu, mặt, tay, chân, lưng… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng để có thể chữa trị bệnh chàm da cần phải nắm rõ được về bệnh, có sự kiên trì và đúng phương pháp.

Bệnh chàm da và những triệu chứng

Bệnh chàm da thường được chia làm 5 giai đoạn chính:

1. Giai đoạn đầu tiên:

Dễ nhận biết nhất là lúc da bị mẩn đỏ, ngứa và xuất hiện mảng đỏ theo vị trí chỗ bị ngứa. Vì thế nhiều người lầm tưởng đó là bệnh mề đay.

Chàm da đầu là một dạng chàm da rất khó điều trị
Chàm da đầu là một dạng chàm da rất khó điều trị

XEM THÊM:

Trẻ sơ sinh bị bệnh hắc lào

Cách chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ

2. Giai đoan 2:

Sự tiến triển của bệnh khá nhanh chóng. Các nốt mụn nước nổi trên nền da, kích thước khá nhỏ nằm chi chít, dày đặc khiến da bị cộm, ngứa ngáy. Mụn nước này có thể nổi một lần rồi hoặc nhiều lần theo từng đợt nếu gặp điều kiện thuận lợi.

3. Giai đoạn 3:

Các mụn nước mọc thành từng cụm bị vỡ có thể do tác động của bên ngoài như do bệnh nhân gãi khi ngứa, do va chạm…Khi các mụn này vỡ sẽ dẫn đến tình trạng bị chảy nước. Khi đó, cần có biện pháp khử trùng ngay nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn lan ra những vùng da khác.

Giai đoạn 3 là giai đoạn các mụn nước sẽ mọng và vỡ
Giai đoạn 3 là giai đoạn các mụn nước sẽ mọng và vỡ

4. Giai đoạn 4:

Da nhẵn bóng, mọc da non sau khi những cụm mụn nước bị vỡ. Dù đã khử trùng nhưng lớp nước mỏng vẫn còn đọng lại trên da hình thành lớp vảy. Sau một thời gian lớp vảy tự động bong tróc để lại lớp da nhẵn bóng. Giai đoạn này diễn ra khá nhanh chóng chỉ từ 1 -3 ngày thì bong vảy da.

5. Giai đoạn 5:

Lớp da nhãn bóng bị khô và xuất hiện những khối rạn nứt, khiến da bị bong thành từng mảng dày hoặc nhỏ li ti như hạt cám. Cứ như thế, lớp da này dày lên hoặc có thể lan rộng ra, sẫm màu và tăng đậm nhạt theo sắc tố da của người bị.

Bệnh chàm da cũng hay xuất hiện ở trẻ nhỏ
Bệnh chàm da cũng hay xuất hiện ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân bị bệnh chàm da cần lưu ý

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm da. Đó là:

1. Chàm da do cơ địa

– Một trong những nguyên nhân bị bệnh chàm da là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại càng cao.

– Các bệnh về tai mũi họng, bệnh về đường tiêu hóa. Hay rối loạn nội tiết tố như viêm mũi, viêm gan, viêm đại tràng cũng là nguyên nhân bị bệnh chàm da trên cơ thể.

2. Chàm da do dị ứng

Bệnh chàm da có thể xuất hiện do cơ thể tiếp xúc với một số các yếu tố gây dị ứng từ bên ngoài như: Môi trường độc hại, nắng nóng; tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn; tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng cho cơ thể như: lông động vật nuôi, phấn hoa.

Một nguyên nhân dị ứng thường gặp nhất là người bệnh bị dị ứng với các loại thức ăn như: Hải sản, trứng, một số loại hạt, đồ ăn lên men…

Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, sức đề kháng yếu cũng chính là nguyên nhân khiến bé bị bệnh chàm da. Thường vùng ảnh hưởng của nguyên nhân này xuất hiện trên da mặt. Do đó, để phòng tránh hoặc giảm nhẹ bệnh chàm da, cần đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ các vitamin và tránh những thức ăn có thể gây dị ứng với cơ thể

Cách điều trị bệnh chàm da an toàn, hiệu quả

Chàm da là bệnh dễ mắc, khó chữa và dễ tái phát, vì vậy ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh cha mẹ cần có biện pháp điều trị phù hợp tránh để bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng.

Hiện nay, để điều trị chàm, cha mẹ thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Sử dụng lá tắm dân gian: Ưu điểm của phương pháp này là mang lại sự an tâm, thân thiện cho làn da và sức khỏe của trẻ, lại tiết kiệm chi phí và có lịch sử từ ngàn đời, lưu truyền từ đời này sang đời khác nên rất được lòng mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, lá tắm dân gian lại tiềm ẩn nhược điểm lớn đó là dễ gây kích ứng da bé, và hoàn toàn không có tác dụng điều trị triệt để bệnh lý chàm sữa.
  • Sử dụng thuốc Tây y: Do có tác dụng nhanh, mạnh nên nhiều cha mẹ đặt trọn niềm tin vào các loại thuốc này. Tuy nhiên, phần lớn các loại thuốc có chứa thành phần corticoid, nếu lạm dụng dài ngày sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm: Teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận, nhiễm trùng máu…
  • Sử dụng bột tắm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên: Đây là xu hướng hoàn toàn mới được các bậc cha mẹ vô cùng tin tưởng lựa chọn. Do chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên bột tắm không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào cho da bé, đồng thời bột tắm có thể đem lại hiệu quả: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sạch da vô cùng hiệu quả. Nổi bật trong dòng sản phẩm này phải kể tới Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.

About admin