Hiện nay rất nhiều trẻ sơ sinh mắc phải bệnh chàm sữa. Vì vậy, có rất nhiều bậc phụ huynh muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Những hình ảnh về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn để giúp con em mình phòng tránh và điều trị bệnh 1 cách hợp lý.
Những hình ảnh về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết:
Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị chàm sữa là nổi hồng ban, các vết ửng đỏ thường xuất hiện ở hai bên má, vùng cổ, thái dương, trán. Các mẹ thường bị nhầm lẫn triệu chứng này với hiện tượng rôm sảy, nẻ da.
Sau khi nổi hồng ban trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, thường xuyên dùng tay để cào gãi. Điều này làm cho các vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào da và khiến cho bệnh nặng hơn. Khi bị chàm sữa da của bé sẽ có những vảy li ti, dễ bị khô, khi chạm vào sẽ có cảm giác sần sùi và thô ráp.
Trên lớp hồng ban sẽ nổi lên các mụn nước lấm tấm gây ngứa, khi gãi nhiều các mụn nước sẽ vỡ ra và có thể gây nhiễm trùng, nếu không được điều trị đúng cách có thể phát triển thành bội nhiễm.
Đi kèm với sự xuất hiện các mụn nước ở trên mặt bé là hiện tượng chảy dịch, chảy mủ và có nhiều trường hợp có máu rất đau đớn. Sau khi các vết mụn nước vỡ ra và chảy dịch mủ sẽ dần dần khô lại và tạo nên một lớp vảy. Sau khi lớp vảy bong ra sẽ tạo nên hiện tượng dày da.
Xem thêm: Bé bị chàm sữa phải làm sao?
Ngoài ra, chàm sữa còn khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém, ăn kém, chậm phát triển. Những triệu chứng này nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì từ chàm sữa có thể tiến triển thành chàm mạn tính, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu rất khó điều trị.
Bị chàm sữa kéo dài, không được điều trị một cách kịp thời và khoa học sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường đối với trẻ sơ sinh như: ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ; Gây bội nhiễm, nhiễm trùng, viêm da mủ; hoặc khiến trẻ bị teo da, rạn da, suy thận…
Trong quá trình điều trị bệnh chàm sữa, cha mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như tránh trường hợp các triệu chứng thêm trầm trọng hơn:
– Thăm khám và điều trị sớm cho trẻ nhưng đối với những trẻ khi bị bệnh chàm sữa ở giai đoạn cấp thì không nên nhập viện, vì điều này có thể khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng vết tổn thương hơn.
– Không dùng kháng sinh liều cao cho trẻ, trừ trường hợp bị bội nhiễm và được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp gây ra các tác dụng phụ nhất là dễ gây sốc phản vệ nguy hiểm.
– Trong thời điểm trẻ bị chàm sữa thì không nên tiêm chủng cho trẻ, nhất là tiêm chủng đậu mùa vì rất dễ dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh sẽ để lại những sẹo rỗ xấu xí, mất thẩm mỹ.
– Không dùng thuốc có chứa thành phần corticosteroid cao dùng cho người lớn để thoa lên da bé vì có thể sẽ gây mất màu da, teo da, thậm chí là bị suy tuyến thượng thận.
– Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh như: đắp lá, ngâm rửa bằng thuốc lá. Vì những cách này không chỉ không giúp loại bỏ bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, thậm chí bị nhiễm trùng nguy hiểm.
– Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản tươi sống, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ lên men…
– Tắm rửa sạch sẽ cho bé nhưng không nên cho trẻ tắm bằng sữa tắm hay xà phòng, chỉ nên tắm nước vừa ấm để giúp giảm các triệu chứng ngứa. Hoặc tốt nhất mẹ nên vệ sinh vùng da bị chàm của trẻ bằng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.