Bệnh chàm là tình trạng mà các mảng da bị viêm, ngứa, đỏ, nứt và thô, gây ra nhiều khó chịu. Ở một số bệnh nhân, đôi khi bệnh chàm còn gây ra những vết loang rộng ngoài da. Chàm da có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bệnh nhân nhưng thường gặp nhất là: bị chàm ở tay, chân, các vùng da rộng, đầu, mặt, cổ…
Phân biệt các loại bệnh chàm thường gặp nhất hiện nay:
Chàm sữa
Chàm sữa (hay lác sữa) là một bệnh viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ từ 2-3 tuổi. Bệnh có dấu hiệu như da khô, bong tróc, nứt nẻ dẫn đến chảy máu gây khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân của bệnh có thể di cơ địa bé dễ dị ứng hoặc di truyền từ cha, mẹ hoặc từ người thân nào đó trong gia đình từng bị hen suyễn, viêm da dị ứng. Bệnh cũng có thể do rối loạn về tiêu hóa, thức ăn như sữa, trứng. Hoặc do cách mẹ cho con bú, vệ sinh không sạch sẽ cũng là một phần của nguyên nhân. Những yếu tố khác như lông thú, bụi bặm, dị ứng khói thuốc lá sẽ rất gây hại cho trẻ đặc biệt là dị ứng ngoài da như chàm sữa. Các bà mẹ thường đặt câu hỏi: khi bị chàm sữa có ngứa không? Câu trả lời là có. Biểu hiện ngứa sẽ làm trẻ khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bé.
Chàm bìu
Chàm bìu (chàm sinh dục nam) là một bệnh dạng viêm da bị ứng ở bộ phận sinh dục nam giới. Bệnh có biểu hiện như nổi mụn ở bao quy đầu, có thể lở loét, đặc biệt rất ngứa. Khi bị bệnh, khu vực vùng bìu bị đau nhức, vùng mào tinh hoàn dày lên và có cảm giác đau. Khi bệnh chuyển sang mạn tính, vùng bìu sẽ sưng đau, tấy đỏ, lan xuống bộ phận sinh dục. Trong trường hợp chàm dạng nước có thể nốt mụn sẽ bong nước liên tục khiến vùng da này luôn ẩm ướt, đau rát và khó chịu. Nguyên nhân gây chàm bìu có thể là hệ quả của chấn thương, thoát mạch tiết niệu, bị ẩm ướt vùng kín, dị ứng với xà phòng…
Chàm tổ đĩa
Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện tổn thương là những mảng hồng ban, mụn nước thành từng đám, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh tiến triển theo các giai đoạn: Hồng ban, mụn nước, chảy nước rồi đóng vảy tiết, bong vảy. Bệnh chàm tổ đỉa thường bệnh nhân bị chàm ở tay, chân. Bệnh dễ mắc nhất là trước 40 tuổi.
ĐỌC THÊM: Bé bị chàm mãi không khỏi, mẹ phải áp dụng ngay cách này
Chàm môi
Chàm môi là bệnh viêm môi có các biểu hiện như khô, rách mép hoặc nếp môi, đỏ và lan rộng. Nguyên nhân gây chàm môi có thể do thay đổi thời tiết, dị ứng tiếp xúc với chất tẩy rửa, trong đó có một số trường hợp chị em đi xăm môi làm đẹp khiên môi bị dị ứng với mực xăm. Hoặc do rối loại thần kinh, tiêu hóa, thể trạng dị ứng… Bệnh chàm môi tương đối khó chữa vì da môi khá mỏng manh. Có thể dùng thuốc bôi kết hợp với chế độ kiêng khem khắt khe đặc biệt là các loại sơm môi, chất dị ứng môi…
Chàm khô
Chàm khô là dạng bệnh da liễu thường gặp nhất trong các thể viêm da. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết hanh khô, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn gây nên bệnh chàm. Biển hiện bệnh chàm khô là da khô, nứt nẻ, nổi mụn nhỏ dưới da.
TÌM HIỂU THÊM: Bé bị chàm sữa, phải làm sao?
Cách điều trị 5 loại bệnh chàm
Bệnh chàm thường có biểu hiện chung là ngứa. Vì vậy, điều trị bệnh chàm chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có) và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh được điều trị tùy theo độ tuổi và tình trạng của bệnh.
Các loại thuốc bôi tại chỗ gồm: dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian… hoặc dùng kháng sinh dạng mỡ. Để chống ngứa có thể dùng một trong số các thuốc chống dị ứng. Không dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid trong các trường hợp bị chàm nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp chàm có viêm da mủ cần phải được điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh, chống dị ứng. Do bệnh chàm là một bệnh mạn tính vì thế thời gian điều trị rất dai dẳng, vì thế ngoài các loại thuốc của y học hiện đại, các loại thuốc đông y cũng được áp dụng bởi độ lành tính, ít tác dụng phụ.