Warning: include(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include_once(/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101

Warning: include_once(): Failed opening '/home/comchamsua/domains/benhchamsua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/benhchamsua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101
Điều trị triệt để bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Home / Bệnh học / Điều trị triệt để chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Điều trị triệt để chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Một trong những bệnh viêm ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh là chàm sữa hay còn gọi là lác sữa. Do đó, chữa trị chàm sữa thế nào cho an toàn và hiệu quả luôn là quan tâm, lo lắng của rất nhiều bà mẹ.

Đừng nhầm lẫn chàm sữa với các bệnh viêm da thông thường

Chàm sữa, điều trị chàm sữa, lác sữa, phòng bệnh chàm sữa, viêm da, bệnh về da trẻ sơ sinh,

Điều trị triệt để chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Điều trị triệt để chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Nguyên nhân chính xuất hiện chàm sữa là do trong cơ thể của bé có hệ miễn dịch đang bị rối loạn, gây ra đột biến gen làm ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da bên ngoài của con. Khi hàng rào này bị tổn thương, vi khuẩn đã có cơ hội để xâm nhập vào, tiếp tục làm rối loạn hệ miễn dịch khiến da sẽ trở nên khô và ngứa hơn.

Các biểu hiện bên ngoài của bệnh chàm sữa khá giống với các bệnh viêm da thông thường khác, do đó phụ huynh nên quan sát và chú ý theo dõi bé để phân biệt bằng những biểu hiện sau: ngứa nhiều kèm nổi hồng ban, có mụn nước kèm theo rỉ dịch, các đốm đỏ trên da bị đóng vảy, bé luôn quấy khóc hơn thường ngày.

Thông thường, bệnh chàm sữa chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu khởi phát và giai đoạn sau khởi phát. Ở giai đoạn đầu da bé xuất hiện hồng ban đỏ, mụn nước và rỉ dịch kèm theo. Một số bé còn có tình trạng vùng da này bị đóng vảy.

Giai đoạn sau, vùng da bị viêm có thể lan từ 2 má lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, vùng da quanh mắt, mũi và miệng lại không có dấu hiệu lây lan. Bệnh nặng nhất là khi da bị viêm lên cả các vùng duỗi cánh tay, khuỷu tay, đầu gối và toàn thân.

chàm sữa giai đoạn 3 ở trẻ sơ sinh
chàm sữa giai đoạn 3 ở trẻ sơ sinh

Cách xử trí chàm sữa an toàn hiệu quả cho bé

chàm sữa, điều trị chàm sữa, lác sữa, phòng bệnh chàm sữa, viêm da, bệnh về da trẻ sơ sinh,

Theo BS Đoàn Mạnh Khải, chàm sữa có thể giải quyết bằng những loại thuốc bôi nhiều lần trong ngày như oxyd kẽm. Nếu xảy ra hiện tượng tái phát dị ứng nên nghĩ ngay đến nguyên nhân do thức ăn hoặc nguồn sữa mẹ.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi bé lớn, thường chàm sữa chấm dứt sau khi bé 2 tuổi nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó, khi thay đổi thức ăn hoặc nguồn sữa mới cho bé cần hết sức lưu ý, bởi mỗi bé sẽ có những cơ địa khác nhau, điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc chàm sữa có trở nên nghiêm trọng hay không.

Ngoài ra cần lưu ý, nếu bé bị chàm sữa nhẹ không nên dùng ngay thuốc bôi cho con. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm với dung dịch lactacid pha với nước ấm, mỗi ngày chỉ cần bôi lên da của con từ 2 đến 3 lần là được.

Trong trường hợp nhận thấy tình trạng không thuyên giảm hoặc có chiều hướng xấu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng sản phẩm chăm sóc da, hoặc thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé.

Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian bởi điều này vô tình sẽ làm bệnh nặng thêm.

Cách phòng bệnh chàm sữa hiệu quả

Trước tiên, cần bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng, nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi. Nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá biển…

Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng, sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa dễ gây nhiễm khuẩn da.

Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp dễ gây bí tắc da bé, thay vào đó nên sử dụng những loại quần áo mềm, chất liệu bông tránh làm tổn thương da.

Giữ cho da bé luôn khô ráo, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, bên cạnh đó nên chú ý thay tã lót thường xuyên.

Ngoài ra, nên giữ môi trường xung quanh không thay đổi nhiệt độ quá nhanh, nơi ở của bé cần sạch sẽ, thoáng mát.

Nguồn: TGT – https://thegioitre.vn

About admin