Lác sữa hay chàm sữa là một hiện tượng dị ứng xuất hiện trên da của trẻ nhỏ. Bệnh này thường có xu hướng xuất hiện ở các bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc tiếp xúc với chất nào đó có thể các yếu tố gây dị ứng. Có khả nhiều trẻ nhỏ bị mắc chứng bệnh này, trong đó Lác sữa thường tập trung chủ yếu vào nhóm trẻ từ sơ sinh tới 2 tuổi. Bệnh này thường Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, lác sữa còn dễ tái phát và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Do đó, khi có con bị lác sữa, các mẹ cần lưu ý một số điểm sau để bé hết bị lác sữa.
1- Bé hết bị lác sữa – Không nên sử dụng sữa tắm hoặc lá tắm không rõ nguồn gốc để tắm cho trẻ
Đối với trẻ bị lác sữa, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội đến nhiệt độ vừa phải để tắm cho con. Việc dùng sữa tắm, hoặc lá tắm không rõ nguồn gốc, thành phần có thể vô tình khiến trẻ bị dị ứng gây ngứa ngáy thêm. Đặc biệt với những trẻ da đã bị chảy máu, chảy nước, những loại sữa tắm, lá tắm còn có khả năng khiến trẻ bị nhiễm trùng.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị lác sữa cho bé
Chàm sữa ,lác sữa, mụn kê, mụn sữa… chỉ sau 03 ngày là khỏi
2- Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, mát quần áo mềm, dễ chịu
Nên cho trẻ ở trong một môi trường thoáng mát. Tuyệt đối không được để trẻ ở trong môi trường nóng nực, ngột ngạt bởi khi đó sẽ làm cho trẻ dễ bị đổ mồ hồi. Các khiến vết lác sữa sẽ trở nên ngứa ngáy, khó chịu hơn rất nhiều. Đặc biệt với các vết lác sữa đã bị bong, tróc, vỡ, chảy nước, chảy máu, khi mồ hôi ra sẽ khiến trẻ đau đớn và cũng dễ gây nhiễm trùng.
Cần chú ý mỗi khi tắm xong cho trẻ, cần mẹ nên dùng khăn bông mềm, hoặc khăn từ vải xô mềm, chấm nhẹ nhàng lên vùng cho da trẻ khô. Sau sau đó mặc cho trẻ quần áo từ những chất liệu thoáng, mát, mềm mại để trẻ cảm thấy thoải mái nhất.
3- Chú ý thực đơn của mẹ và bé
Do bệnh lác sữa xuất phát từ yếu tố dị ứng nên việc cần đặc biệt chú ý thành phần đến chế độ ăn uống của trẻ cũng rất quan trong. Đối với những trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cũng cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn để giúp con lành bệnh.
Một số loại thực phẩm lành tính mẹ và bé có thể chọn lựa để giúp giảm nhanh tình trạng lác sữa như: Rau, củ quả các loại; thịt lợn, thịt gà, các loại cá có thịt màu trắng…
Nên chú ý tránh xa một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như:
– Các chế phẩm từ sữa như: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, kem….
– Trứng: Đây là loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến tình trạng lác sữa ở trẻ trở lên nặng hơn. Do đó, đối với những trẻ có biểu hiện dị ứng với trứng, không chỉ nên tạm ngừng mà mẹ còn nên cẩn trọng nếu muốn cho bé sử dụng ngay cả khi bé đã lành bệnh.
– Hạt lạc (đậu phộng): Hạt lạc cũng là một loại dễ gây dị ứng cho nhiều người, kể cả người lớn lẫn trẻ em. Do vậy, để an toàn, đối với những cơ địa dễ dị ứng nên loại bỏ món này ra khỏi thực đơn.
ĐỌC THÊM: Cách chữa trị chàm theo phương pháp dân gian
– Các loại hải sản: Hải sản thường chứa lượng đạm khá cao. Cơ thể của nhiều bé khó có thể hấp thụ được hết lượng đạm từ hải sản nên có thể gây hiện tượng đầy bụng, dị ứng.
– Các loại thịt đỏ cũng là thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, không tốt cho những trẻ có cơ địa dị ứng…
Đăng bởi: http://benhchamsua.com/