Bệnh chàm là căn bệnh ngoài da rất dễ xảy ra vào mùa lạnh, vì lúc này thời tiết thường hanh khô làm cho da bạn bị ngứa rát, khó chịu. Sau đây là các nguyên nhân gây bệnh chàm khô các bạn cần lưu ý
Các nguyên nhân gây bệnh chàm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên, dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây bệnh mà chúng ta cần phải lưu ý:
– Do sự rối loạn của một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể như rối loạn nội tiết, thần kinh, nội tạng. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh chàm khô.
– Sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị thay đổi và nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết như thời tiết hanh khô khiến làn da bạn bị thiếu độ ẩm nên dễ mắc bệnh chàm khô.
– Do cơ thể mắc phải một số chứng bệnh ngoài da khác như nấm ngứa, ghẻ lở gây ngứa ngáy. Từ đó người bệnh dùng tay gãi làm trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh chàm khô.
– Làn da bị dị ứng với các loại mỹ phẩm, kem phấn do chị em thường xuyên làm đẹp. Ngoài ra, có thể bị dị ứng bởi một số thức ăn có tính kích thích cao như hải sản, ba ba, nhộng tằm, thức ăn lên men.
– Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều khói bụi, chất độc hại. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh.
>>> ĐỌC THÊM: Trẻ bị chàm sữa ở mặt và cách điều trị
Nguyên nhân và một số cách điều trị
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh chàm, được gọi chung là bệnh chàm sữa. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do da bé còn mỏng manh nên bệnh chàm sữa diễn ra hết sức phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ được xác định một phần do yếu tố di truyền, một phần do chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như: thực phẩm, môi trường, hóa mỹ phẩm, động vật….
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh không gây nguy hại cho trẻ nhưng lại khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Từ đó trở nên cáu gắt, ít ngủ, biếng ăn. Do đó, ngay khi thấy em bé có dấu hiệu bị chàm sữa, cần nhanh chóng tìm các phương pháp để giảm bớt và trị khỏi bệnh.
Hiện nay, có một số phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để trị chứng chàm sữa, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là sử dụng dầu dừa, lá ổi, hoặc khoai tây. Các cách này được sử dụng cụ thể như sau:
– Dùng dầu dừa
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch vùng bệnh chàm da bằng nước ấm, vừa rửa vừa dùng tay massage nhẹ nhàng vùng da đó. Sau đó dùng khăn mềm và đảm bảo vệ sinh để lau sạch. Tiếp đến, sử dụng một ít dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng bệnh chàm da, đồng thời massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-30 phút. Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước và lau khô làn da. Mỗi ngày thực hiện cách này 2 lần, sẽ nhanh chóng cho hiệu quả tích cực.
– Cách chữa bệnh chàm da tại nhà bằng lá ổi
Dùng một nắm lá ổi, đem rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5-7 phút. Sau đó đổ ra bát và đợi cho đến khi nước nguội bớt, còn ấm ấm là được, dùng nước để vệ sinh vùng da bị chàm cho trẻ.
Trong lúc vệ sinh vùng da bị chàm, bạn hãy kết hợp với việc dùng bã lá ổi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm cho trẻ rồi dùng khăn mềm và sạch lau khô. Cuối cùng bôi thuốc điều trị lên. Thực hiện cách này khoảng 1 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
>>>Xem thêm: Những biểu hiện của bệnh chàm
– Cách chữa bệnh chàm da tại nhà bằng khoai tây
Đối với trẻ em thường bị chàm ở má thì lọc lấy nước ép khoai tây, thoa vào vùng da bị chàm, hãy đảm bảo vệ sinh vùng da trước khi bôi lên nhé. Thực hiện việc này mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu do bệnh chàm gây ra.
Đó là 3 cách chữa bệnh chàm da tại nhà từ thiên nhiên khá lành tính và không có tác dụng phụ gây hại cho người dùng.